Dụng cụ cần thiết cho Bonsai
Ngày đăng: 13/07/2014, 02:21 AMRất nhiều người khi bắt đầu chơi Bonsai không biết rằng họ cần mua những dụng cụ nào. Tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho câu hỏi của họ.
Bonsai, nói nôm na là cây trồng trong chậu nhỏ. Ngày nay, thú chơi Bonsai đã trở nên phổ biến. Trước đây, nhiều người nghĩ rằng bộ môn nghệ thuật này chỉ dành cho “người già”, thì hiện nay, rất nhiều người ở mọi nơi, mọi lứa tuổi thích chơi Bonsai. Ở bất kỳ công việc gì, chúng ta đều cần các công cụ, dụng cụ làm việc thích hợp. Làm Bonsai cũng vậy, chúng ta cần trang bị dụng cụ bonsai cho riêng mình. Rất nhiều dụng cụ Bonsai cần thiết trong việc tạo tác và nuôi trồng Bonsai. Tôi chắc rằng bạn sẽ bị choáng khi bước vào cửa hàng bán dụng cụ Bonsai. Hàng trăm mặt hàng với đủ mẫu mã và công dụng khác nhau. Tuy nhiên, số dụng cụ cần thiết và thông dụng khi làm Bonsai cũng không nhiều. Các dụng cụ này sẽ giúp cho công việc của người làm bonsai dễ dàng hơn và nhanh hơn, đồng thời đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất cho cây Bonsai.
Các dụng cụ bonsai thường dùng có thể có giá từ vài chục nghìn đến trăm ngàn, thậm chí cả vài triệu đồng. Đương nhiên, tiền nào của đó, hàng đắt thì chất lượng cao. Tuy vậy, hãy xem xét thật kỹ dụng cụ Bonsai nào thực sự cần thiết và thời lượng sử dụng chúng như thế nào (có thực sự dùng nhiều không? Nếu ít sử dụng, thì không nhất thiết mua loại dụng cụ với chất lượng cao nhất). Tuy nhiên, cũng đừng quên xem xét tầm quan trọng của loại dụng cụ đó trong việc xử lý cây Bonsai; cần chọn các dụng cụ mà tạo nên các vết cắt ngọt, sạch (không “bầy nhầy”) và tránh tổn thương da cây, để cây bình phục nhanh.
Hiện nay, chúng ta có thể tìm thấy hàng trăm loại kềm kéo Bonsai khác nhau. Tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng và túi tiền của mình, người chơi Bonsai có thể quyết định mua loại kềm kéo Bonsai nào thích hợp cho mình.
Một bộ dụng cụ thiết yếu (gồm những món sẽ giới thiệu sau đây) có thể là tất cả những gì bạn cần, người chơi có thể mua thêm vài món khi đã lên tay nghề. Dụng cụ Bonsai sẽ sử dụng tốt và lâu dài nếu chúng ta sử dụng và bảo quản đúng cách.
Vậy các dụng cụ Bonsai cần thiết là gì? Đó là kéo cắt cành, kéo tỉa lá, kềm cạp tròn và kềm cạp xéo (hoặc cạp 2 công dụng), dây uốn cây và kềm cắt dây.
Thông thường, kềm và kéo sẽ có các kích thước/ độ dài mũi khác nhau dành cho Bonsai mini, trung, và lớn với cùng chất lượng do cùng 1 nhà sản xuất cung cấp . Tùy theo nhu cầu sử dụng, người chơi Bonsai sẽ lựa chọn dụng cụ Bonsai có độ lớn thích hợp.
(Người
yêu thích Bonsai có thể tìm mua các loại dụng cụ Bonsai tại cửa hàng
của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm : 2889 (Số cũ 8/2) Quốc Lộ 1A P.
Tân Thới Nhất Q.12, Tp. HCM. Chúng tôi cung cấp các loại Dụng cụ Bonsai
với nhiều mức giá khác nhau tùy theo nơi sản xuất, phù hợp với mọi yêu
cầu và túi tiền của người chơi. Hình ảnh trong bài chỉ là các ví dụ điển
hình, để xem sản phẩm tương tự nhưng có mức giá cả và chất lượng khác
xin ghé thăm Website của chúng tôi www.thanhtambonsai.com)
1. Kéo cắt cành và kéo tỉa lá
Kéo (dạng kềm có lò xo) là dụng cụ chủ yếu sử dụng khi làm cây Bonsai. Nó giúp chúng ta cắt tỉa cành, nhánh để cây đạt được hình dáng mà chúng ta mong muốn. Có 2 loại kéo (dạng kềm có lò xo) là: Kéo cắt cành với lưỡi cong và to bản, và kéo cắt lá với lưỡi ốm và thon dài. Ngoài ra, còn kéo đúc cả cây, không có lò xo ở giữa.
Đối với cây Bonsai vừa và lớn, chúng ta thường dùng kéo dạng kềm, có lò xo ở giữa. Với thiết kế tay cầm và lò xo trợ lực, chúng ta có thể dùng kềm cắt cành dễ dàng cắt cành lớn (đường kính không qua 1 cm) mà không bị đau tay. Còn khi tỉa lá, đặc biệt là tán lá dày, kéo (dạng kềm) tỉa lá sẽ giúp chúng ta tỉa nhanh hơn, đỡ tốn sức hơn.
Kéo (kềm) tỉa lá nhọn, dạng lò xo chữ V.
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
Kéo (kềm) tỉa lá dạng lò xo xoắn (có thể cắt được cành nhỏ) .
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
Kéo cắt cành (lò xo xoắn)
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
Kéo cắt cành (lò xo chữ V)
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
Đối với Bonsai vừa và nhỏ, chúng ta có thể dùng kéo cánh bướm để cắt cành và lá.
Kéo cánh bướm
Kéo (cánh bướm) với mũi dài được dùng để tỉa các cành nhỏ và lá ở những khe lá nhỏ. Kéo tỉa dạng này rất bén, và thiết kế thân ốm mũi dài giúp cho chúng ta có thể luồn kéo vào các khe hở ở các cành nhánh dày đặc để cắt các cành và lá không cần thiết.Kéo cánh bướm mũi dài
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
2. Kềm cạp tròn dùng cho Bonsai
Kềm cạp tròn có chức năng đặc biệt của nó. Loại kềm cạp này có thể cắt mạnh và sâu vào trong thân/ cành gỗ của cây, sau đó lấy đi phần bị nhô ra, các cục u trên thân và cành của cây một cách dễ dàng mà các loại dụng cụ Bonsai khác không thể làm được. Kềm cạp tròn được cầm ở góc phải của khu vực mà chúng ta muốn cắt và sau đó cạp sâu vào bên trong khối u hoặc bất cứ phần nhô ra mà chúng ta muốn loại bỏ.
Kềm cạp tròn cũng có thể dùng để chỉnh sửa các vết cắt mà kéo cắt cành thông thường tạo ra.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kềm cạp tròn, đa dạng về xuất xứ (ví dụ như Đài Loan, Nhật Bản….) và chất liệu (thép đen, thép Cacbon không rỉ….), người chơi Bonsai nên cân nhắc việc mua một chiếc cạp tròn chất lượng tốt có thể cạp sâu và “ngọt” vào trong thân cành để đảm bảo vết cắt tạo ra được đẹp và gây ra tổn hại thấp nhất cho thân và cành cây.
Kềm cạp tròn thép đen
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
Kềm cạp tròn thép trắng
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
3. Kềm cạp xéo dùng cho Bonsai:
Loại cạp này cũng như kéo cắt cành, dùng để cắt tỉa cây. Tuy nhiên, nhờ vào thiết kế đặc biệt- lưỡi cạp xéo tạo 1 góc 45 độ so với tay cầm, cạp xéo có thể cắt cành và tạo ra mặt cắt đẹp trên thân/ cành cây; vết thẹo tạo ra từ mặt cắt sẽ nhỏ hơn. Nhờ vậy, thân/ cành cây ít bị tổn thương và vết thương liền thẹo nhanh hơn, và đẹp hơn so với vết cắt thẳng. Khi cắt, cạp xéo sẽ tạo ra một rãnh nhỏ trên thân/ cành cây, vì vậy, khi lành, vết cắt sẽ rất khó bị nhận ra.
Cũng như kềm cạp tròn, nên lựa loại kềm cạp có chất lượng để đảm bảo cho sự tổn hại mặt cắt là nhỏ nhất.
Kềm cạp xéo thép đen
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
Kềm cạp xéo thép trắng
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
4. Kềm cạp 2 công dụng:
Kềm cạp 2 công dụng là sự pha trộn giữa kềm cạp xéo và kềm cạp tròn. Chính vì lý do này, nhiều người mới chơi Bonsai thường lựa chọn mua kềm cạp 2 công dụng thay vì bỏ tiền ra mua 1 cặp cạp tròn và cạp xéo. Đối với các nghệ nhân lâu năm, họ vẫn thường thích sử dụng cạp tròn và cạp xéo cho những chức năng riêng biệt bởi vì những dụng cụ đa năng tuy thuận tiện nhưng sẽ không đem lại kết quả hoàn hảo 100% như các thiết kế có từng công dụng đặc thù.
Kềm cạp 2 công dụng là "con lai" giữa kềm cạp xéo và kềm cạp tròn.
Công dụng của cạp 2 công dụng cũng tương tự cạp xéo. Lưỡi của kềm cạp 2 công dụng cũng tạo nên 1 góc 45 độ so với tay cầm như cạp xéo, nhưng lưỡi lại tròn có đường cong chứ không phải thẳng. Chính thiết kế này đã tạo nên vết cắt cong và sâu hơn, và sẽ thuận tiện hơn khi cắt những cành lớn hoặc ở những góc khó.
Kềm cạp 2 công dụng thép đen
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
Kềm cạp 2 công dụng thép trắng
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
5. Dây quấn
Để Bonsai có hình dáng theo ý muốn, người chơi Bonsai cần tạo thế cho chúng. Khi tạo thế Bonsai, người chơi có thể dùng dây quấn để chỉnh sửa hình dáng cho cây Bonsai. Các dây được quấn dọc theo cành và thân, tạo độ uốn lượn cho cây.
Có nhiều loại dây dùng để tạo thế Bonsai. Trong số đó, dây nhôm có quấn chỉ và không quấn chỉ gồm các độ dày mỏng khác nhau, tùy theo độ lớn của thân cành mà người chơi muốn uốn sẽ lựa chọn. Ngoài ra, đối với các cành quá nhỏ, dây nhôm tráng men, và dây đồng sẽ được sử dụng.
Có thể tìm thấy dây nhôm bọc chỉ và nhôm trần tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm, đồng giá 65.000 VND/ kg. Ngoài ra, dây nhôm tráng men để quấn cành nhỏ cũng được bán tại đây với giá 80.000 VND/ kg
Dây quấn Bonsai - nhôm bọc chỉ
Dây quấn Bonsai - nhôm trần
Dây nhôm tráng men
6. Kềm cắt dây:
Khi tạo tác Bonsai, người chơi uốn thân cành, và sau khi đạt được kết quả mong muốn, người chơi sẽ phải gỡ bõ các đoạn dây uốn đi. Vậy dụng cụ Bonsai nào sẽ hỗ trợ việc loại bỏ các đoạn dây này dễ dàng và nhanh chóng? Kềm cắt dây chính là câu trả lời. Người chơi Bonsai có thể sử dụng kéo cắt dây bình bình thường hoặc kéo cắt dây chuyên dùng cho Bonsai. Các nghệ nhân Bonsai khuyên người chơi nên dùng kéo cắt dây chuyên dùng cho Bonsai bởi vì chúng sẽ giảm thiểu tối đa việc tổn hại thân/ cành cây. Kéo cắt dây chuyên dùng cho Bonsai có lưỡi rất ngắn và đầu tròn cho phép người làm bonsai cắt các đoạn dây nằm ngay trên thân/ cành mà không gây ra dấu vết trầy xước nào.
Kềm cắt dây uốn chuyên dùng cho Bonsai
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
Kềm cắt dây loại thông thường
7. Cưa xếp hoặc cưa cố định để cưa thân/ cành
Đối với Bonsai lớn, người chơi cần có 1 cây cưa. Ví dụ, khi cành cây có đường kính lớn hơn đường kính cho phép của kềm kéo cắt cành, hoặc kềm cạp xéo, chúng ta cần phải sử dụng cưa bởi vì cố cắt cành lớn hơn đường kính cho phép của dụng cụ Bonsai sẽ làm hư kềm/ kéo/ cạp và tổn hại cành cây (gây nên dập cành, vết cắt khó lành).
Cưa có thể là cưa xếp hoặc cưa cố định. Đa số cưa dùng cho Bonsai thường có lưỡi nhỏ dần về phí đỉnh, đầu lưỡi nhỏ để lách và các nách lá để cưa cành khi cây có tán lá dày đặc
Cưa Bonsai dạng xếp
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
Cưa Bonsai dạng cố định
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
Ngoài ra, tại cửa hàng dụng cụ Bonsai của Trường nghệ thuật Bonsai Thanh Tâm còn có các loại cưa đa dạng về chất lượng, kích thước, mẫu mã.
Một mẫu cưa cố định với đầu lưỡi cưa nhỏ, dễ dàng lách nách lá.
8. Một số dụng cụ Bonsai khác có thể xem xét việc mua chúng:
Một khi người chơi đã tích lũy được kinh nghiệm, tay nghề nâng cao, họ có thể nghĩ đến việc bổ sung thêm dụng cụ Bonsai để việc tạo tác Bonsai nhanh chóng và hiệu quả hơn.
( Hiện nay, các dụng cụ Bonsai này đang được bán tại cửa hàng của TrƯờng Nghệ Thuật Thanh Tâm Bonsai)
A. Kéo tỉa nụ, tỉa đọt:
Kéo này trông giống kéo y khoa với lưỡi kéo ngắn và sắc bén, tay cầm dài, và có 2 lỗ nhỏ để xỏ ngón tay vào điều khiển việc tỉa nụ/ đọt một cách chính xác. Kéo tỉa nụ/ đọt có thể dùng để tỉa lá, nụ hoa, và cành nhỏ cho cây Bonsai (Bonsai mini). Kéo này đặc biệt hữu dụng khi chúng ta làm cái cây Bonsai cỡ nhỏ và siêu nhỏ, đòi hỏi sự chi tiết và cẩn thận.
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
B. Kéo cắt rễ
Khi cây vào chậu lần đầu, người làm Bonsai cần cắt ngắn hoặc cắt bỏ các rễ lớn. Người chơi có thể dùng cạp xéo hoặc kéo (dạng kềm) cắt cành để làm điều này. Tuy nhiên, trong rễ và các vùng xung quanh rễ có rất nhiều sỏi đá, và có thể làm mẻ hoặc hở và làm hư lưỡi kéo (dạng kềm) cắt cành hoặc cạp xéo. Vì vậy, chúng ta cần kéo cắt rễ; chúng được thiết kế đặc biệt với lưỡi dày hơn và thô to hơn.
C. Móc rễ
Dụng cụ bonsai dùng để móc rễ (gọi tắt là Dụng cụ Móc rễ) được dùng khi cây Bonsai được vào chậu hoặc thay chậu. Khi người làm Bonsai dời cây Bonsai từ chậu cũ sang chậu mới, họ sẽ giúp rễ bớt rối và làm sạch đất xung quanh rễ. Dụng cụ móc rễ sẽ giúp họ làm sỏi đất xung quanh rễ rời ra và bị loại bỏ, cũng như làm cho rễ bớt rối bời vào nhau.
Loại dụng cụ này có thể có từ 1 đến 3 chỉa nhọn. Loại 1 chỉa sẽ hiệu quả hơn trong việc loại bỏ sỏi đất xung quanh rễ mà không gây hại đến rễ chính và rễ phụ. Trong khi đó loại nhiều chỉa sẽ giúp loại bỏ sỏi đất khi rễ bị rối chùm lại; tuy nhiên cần phải cẩn thận thực hiện vì nếu không sẽ làm hư rễ chính.
D. Cào rễ
Cào rễ cũng được sử dụng như móc rễ, dùng để gỡ rối rễ và loại bỏ sỏi đá khi thay chậu/ vô chậu. Tuy nhiên, nó đặc biệt hữu dụng trong việc loại bỏ cỏ hoặc vôi vữa xung quanh bầu rễ. Nó như một cây lược chải nhẹ lên rễ và gỡ bỏ chất bẩn.
E. Cây nhíp
Dụng cụ Bonsai này được dùng nhiều trong việc lại bỏ lá chết cho cây lá kim. Ngoài ra, nhíp dùng cho Bonsai cũng được sử dụng để gắp bỏ những thứ không thích hợp trên cây Bonsai như côn trùng, sâu bọ, cỏ dại….
Nhíp dùng cho Bonsai này nhìn giống như một cây nhíp thông thường nhưng có chút khác biệt ở đuôi. Đa số nhíp dùng cho Bonsai có 1 phần dẹp như cái bay để cạo rêu và dăm hạt (bonsai mini), hoặc đồ cào Bonsai nhỏ
F. Dụng cụ cảo cây
Đôi khi cành/ thân cây quá lớn và chúng ta không thể dùng dây quấn để uốn cong được thì người chơi Bonsai sẽ cần đến cảo cây. Cảo cây được đính lên thân/ cành cần uốn cong và sẽ từ từ uốn chúng và tạo nên các đường cong mà chúng ta cần.
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
http://www.thanhtambonsai.com/product/id-305/skeyword-c%E1%BA%A3o/CAO_CAY.html
G. Kềm cạp bổ (Tùng)
Kềm cạp bổ (tùng) có lưỡi khá thẳng (gần gần như vuông góc), và có thể mở rộng ra để chia tách cành, chứ không giống như các cạp khác là cạp sâu vào trong. Kềm cạp bổ thường dùng để chia cành và thân, sau đó có thể uốn cong chúng, tạo nên một kiểu dáng mới.
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
H. Các dụng cụ khác
Ngoài các dụng cụ trên, các dụng cụ bonsai khác cũng có thể sử dụng trong từng hoàn cảnh khác nhau. Các dụng cụ Bonsai được đề cập vừa rồi chỉ là các dụng cụ chủ yếu và thường sử dụng. Các dụng cụ khác được sử dụng cho việc tạo dáng, đục thân, nuôi trồng bonsai….. có thể bao gồm: kềm cạp lột da và gỡ dây quấn, dao gọt, máy làm Jin và bộ mũi, cọ chải rong….
(Tất cả đều có thể mua tại cửa hàng dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm)
KỀm cạp lột da và gỡ dây quấn
Có thể tìm mua tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
Cọ chải rong
Hiện có bán tại Cửa Hàng Dụng cụ Bonsai của Trường Nghệ Thuật Bonsai Thanh Tâm
Dao gọt
Tin khác
- Làm đôn Bonsai có hình dáng như thân cây
- CÁCH THAY CHẬU CHO CÂY BONSAI
- KỸ THUẬT TẠO DÁNG ( PHẦN 2)
- KỸ THUẬT TẠO DÁNG ( PHẦN 1)
- NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 6)
- NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 5)
- NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 4)
- NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 3)
- NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 2)
- NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 1)