Địa chỉ: 2889 (số cũ 8/2) Quốc Lộ 1A, phường Tân Thới Nhất, Q.12, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: Bán hàng 0932 067 711 - Đào tạo 0903125533 - 0776726773
 

NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 5)

Ngày đăng: 21/09/2012, 03:32 PM


CHẬU

Chậu là một phần trong bố cục tổng thể góp phần tạo nên tính thẩm mỹ chung cho tác phẩm Bonsai.

Chọn chậu cho cây rat16v quan trọng. Chỉ chọn chậu cho cây, chứ không chọn cây cho chậu. Nếu có sự lựa chọn hợp lý với kiểu dáng của cây, thì chậu sẽ là một bộ phận tạo ra sự hài hòa của tác phẩm.

Giữa kiểu dáng , hích thước của cây và chậu có một mối quan hệ mật thiết về mặt thẩm mỹ, tạo ra được sự quân bằng trong bố cục của tác phẩm.

Không nên để cây lạc long trong cái chậu quá lớn, cũng như gò bó trong một cái chậu quá nhỏ, kết quả giữa cây và chậu là sự lạc  điệu về bố cục.

Chậu nên có màu sắc hơi tối, màu của đất, không nên quá sang màu, các hoa văn, họa tiết nên đơn giản, không nên quá cầu kỳ làm lấn át chủ thể là cây.

Hình dáng và tỉ lệ chậu nên phù hợp với kiểu dáng của cây.

  1. Tỉ lệ giữa chậu và cây

Thông thường chiều dài chậu bằng hoặc lớn hơn 2/3 chiều cao cây một ít là một tỉ lệ hài hòa cho tác phẩm

Khi có chiều dài chậu thì chiều rộng của chậu thông thường cũng bằng hoạc hơi lớn hơn 3/5 chiều dài của chậu là hợp lý.

 

Nếu chiều cao của cây ngắn hơn chiều rộng của tán cây thì chiều dài chậu nên bằng hay lớn hơn 2/3 chiều rộng của tán lá một ít là một tỉ lệ đẹp.

 

Độ dày của chậu (chiều sâu) nên bằng hay nhỏ hơn đường kính gốc một ít. Ngoại trừ cây bán thác đổ, thác đổ, hoặc nhóm cây đa thân tỉ lệ này có sự sai khác cho từng trường hợp.

  1. Sự tương hợp giữa hình dáng chậu và dáng cây.

Hình dạng của chậu nên phù hợp với kiểu dáng và phong thái của cây. Cây có đường nét cong mềm thích hợp với chậu tròn, oval, chậu góc tròn, có đường nét mềm.

 

Cây có dáng thô, phong cách mạnh mẽ nên trồng trong chậu thô, có nét cứng tương ứng. Những chậu có hình dạng như chữ nhật, sắc góc thường phù hợp với phong cách này.

 

Cây có dáng thanh tú, phóng khoáng (kiều văn nhân) phù hợp với chậucó nét mềm, hơi sâu và có đường kính hẹp, để làm bộc lộ được đường nét phóng khoáng của cây.


Nhìn chung hình dáng kích thước chậu nên phù hợp với  kiểu dáng và đặc tính phong thái của cây. Hình dạng và kích thước chậu không nên quá ưu thế so với cây. Có thể sử dụng các chậu men để trông Bonsai. Tuy nhiên, màu sắc và họa tiết nên nhẹ nhàng, đơn giản, đơn giản, để không chi phối tầm nhìn khi thưởng ngoạn cây.

Cũng có thể dùng phiến đá cứng tự nhiên, có bề mặt gồ ghề, sần sùi để trồng cây, nó cũng tạo ấn tượng về không gian tự nhiên rất tốt.

Có một số đặc điểm tương hợp giữa cây và chậu được giới thiệu sau đây. Tuy nhiên nó chỉ có tính chất thaqm khảo:

+ Cây dáng thẳng, hơi nghiêng thường phù hợp với chậu chữ nhật, bầu dục, vuông, tròn có bề dày chậu xấp xỉ đường kính của thân.

+ Cây dáng nghiêng, nghiêng nhiều, dáng cây cao gầy thường phù hợp với chậu tròn, vuông, đa giác hơi sâu, để tạo ra sự cân bằng và phóng khoáng.

+ Cây bán thác đổ, thác đổ phù hợp với chậu vuông, tròn, đa giác có kích thước sâu và hẹp.

+ Cây đa thân thường phù hợp với chậu dài và cạn. Có nhiều trường hợp chậu được mở ra rất dài để nhấn mạnh không gian.

+ Dạng rừng cây, phong cảnh thường là chậu dài và mỏng hoặc được trồng trên phiến đá tự nhiên.

+ Cây bám trên đá thường được trồng trên chậu tròn, chữ nhật có bề dày mỏng.

Lưu ý: Màu sắc của chậu không nên quá sang, màu quá tươi. Màu phải phải hợp với cây. Thường là những màu tối như nâu, đỏ bầm, màu đất dễ thích hợp với nhiều loại cây.

Chậu nên có hoa văn, nên thanh nhã, đường nét đơn giản, mềm mại để không phân tán cái nhìn khi thưởng thức Bonsai.

  1. Vị trí của cây trên chậu

Việc trình bày, đặt để cây trên chậu có một ảnh hưởng lớn đến sự hài hòa cho tổng thể tác phẩm.

Giữa  cây  và chậu có một mối quan hệ mật thiết nếu đặt cây vào đúng không gian của chậu sẽ tạo nên bố cục đẹp cho tác phẩm. Vị trí của cây trên chậu hợp lý sẽ taọ ra cảm giác quân bằng, ổn định trong cái nhìn.

Đối với chậu chữ nhật, bầu dục, nên đặt cây ở vị trí khoảng 1/3 của chậu về phía trái hay phía phải so với trục trung tâm. Điều này còn tùy thuộc vào nét, hướng của thân cây lệch về trái hay phải.

Thân cây nghiêng sẽ được đặt ở vị trí mà ngọn của nó được đưa vào gần trục trung tâm của chậu để tạo ra sự quân bằng trong bố cục.

Đối với nhám cây, nên đặt nhóm cơ bản ở điểm mạnh của chậu là khoang 1/3 bê trái hay bên phải của chậu. Từ đó làm cơ sở phát triển ra các vị trí khác  trong chậu.

Chú ý khi xếp đặt cần làm b65c lộ được không gian giũa các nhóm cây và các cây riêng lẻ, ngay cả không gian của hai cạnh chậu với cây cũng không nên là đều nhâu.

Khi trồng cây vào chậu còn điều lưu ý them: không nên đặt để bộ rễ cây nổi lên cao quá so với  miệng  chậu, dễ gây ra tác dụng phản cảm trong sự thưởng ngoạn

Vị trí của cây trên chậu hình chữ nhật. Nên đặt cây hơi lệch tâm một ít về phía trái hay phải và về phía sau đường trung tâm (dấu x). Tương tự cho chậu bầu dục.

 

Đối với chậu vuông, vị trí cây thường nằm ở trung tâm chậu. Tương tự cho chậu tròn, chậu đa giác.

 

Đối với nhóm cây (dạng rừng) thì nhóm cơ bản cũng được xếp lệch tâm. Trong hình vẽ thì nhóm cơ bản lệch về phía bên trái, nhóm đối trọng lệch về phía phải.

 (

(CÒN TIẾP)



Hotline: 0932 067 711
Zalo: 090 312 5533
Facebook messenger
Facebook page