Địa chỉ: 2889 (số cũ 8/2) Quốc Lộ 1A, phường Tân Thới Nhất, Q.12, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: Bán hàng 0932 067 711 - Đào tạo 0903125533 - 0776726773
 

KỸ THUẬT TẠO DÁNG ( PHẦN 2)

Ngày đăng: 23/09/2012, 03:49 PM

 

CẮT TỈA

Bonsai có rất nhiều kiểu dáng riêng biệt, mặc dù không có những hình dạng tuyệt  đối để làm chuẩn. Nhưng khi tạo dáng cần dựa trên một số nguyên tắc cơ bản để xây dựng. Nên biết loại bỏ những chi tiết thừa, rườm rà và biết giấu đi các khuyết điểm để làm nổi bật vẻ đẹp của cây.

Vẻ đẹp mỹ thuật của Bonsai còn là sự đơn giản Hóa trên cấu trúc của cây. Điều này có được do kỹ thuật cắt tỉa.

Những cây được chọn làm Bonsai nguyên liệu, cho dù đã có một số nét cơ bản nào đó, nhưng trong quá trình nuôi trồng, thưởng thức, nó cũng phải được cắt tỉa và tạo dáng liên tục, mới tạo ra được một cây Bonsai có thẩm mỹ cao trong tương lai.

Hình dáng, kích thước, phong cách của cây sẽ dần được hình thành bằng cách cắt tỉa.

Chúng ta có thể khống chế được sự phát triển của cây bằng cách trồng cây trong chậu nhỏ, cho nó trải nhiều năng, tưới ít nước, cung cấp ít dinh dưỡng, để cho bộ rễ phát triển yếu đi, đưa đến kết quả cây sẽ phát triển chậm lại. Nhưng sự hạn chế lâu dài các yếu tố đó sẽ làm cho cây bị suy yếu dần, dễ đưa cây đến chỗ chết. Đó không phải là phương pháp tốt để tạo ra cây Bonsai có kích thước nhỏ.

Khi đã định dáng cho cây được rồi, cần phải luôn kiểm soát sự phát triển của cây, giữ vững kích thước cho nó bằng việc cắt tỉa. Sự cắt tỉa còn giúp loại bỏ những cành, chồi không hợp lý, để tập trung dưỡng chất cho những cành quan trọng của cây phát triển tốt nhất.

Cắt tỉa là công việc được thực hiện trong suốt quá trình sống của cây, nhằm mục đích:

-       Tạo ra được kiểu dáng, bố cục thích hợp. Hình thành nên tỉ lệ cây hài hòa hợp lý theo tiêu chuẩn thẩm mỹ của Bonsai.

-       Vì cây Bonsai được trồng trong chậu cạn, cho nên sự phát triển của bộ rễ có giới hạn. Kỹ thuật cắt tỉa còn giúp cho việc tạo ra sự cân bằng sinh học giũa bộ lá và rễ trong chậu, giúp cho cây phát triển lâu bền trong điều kiện nuôi trồng Bonsai.

-       Khống chế các cành, nhánh phát triển bât hợp lý, tạo ra một cấu trúc đơn giản, vừa đủ, một cách hài hòa. Đây còn là một tiêu chuẩn thẩm mỹ của Bonsai.

-       Việc cắt tỉa đúng thời điểm và đúng kỹ thuật còn giúp cho cây trẻ Hóa, phục tráng chống lão Hóa.

Có các hình thức cắt tỉa sau:

  1. Cắt thân chính

Việc cắt tỉa đầu tiên ở Bonsai được bắt đầu từ thân chính, bởi vì kiểu dáng, phong cách cây trong tương lai được quyết định từ bước cơ bản này.

Trước khi cắt thân cần phải xác định trước:

-       Kiểu dáng của cây.

-       Chiều cao của cây trong tương lai khi hoàn thành

Từ đó mới xác d9nh5 vị trí cắt, cách cắt cho thật chính xác.

Tiêu chuẩn đẹp của thân là: gốc nở ngọn thon, tỉ lệ hợp lý giũa đường kính gốc và chiều cao cây nên là 1/6. Cho nên khi quyết định cắt chọn thân chính, cần nghiên cứu kỹ vị trí và hướng phát triển của thân trong không gian để chọn ra mức độ cắt phù hợp..Sau đó sẽ dùng cành nhỏ bên dưới hoạc chồi mới phát triển, dựng lên thay thế ngọn mới. Quá trình này có thể lập lại nhiều lần trong quá trình tạo dáng cho cây Bonsai.

Sau khi cắt nên chú ý bảo vệ vết cắt, chống sự thấm nước vào vết cắt làm hư mục vết cắt về sau này. Nên để cây mới cắt vào chỗ mát, ẩm để tránh mất nước cho cây.

Chú ý vết cắt ở phía sau, hoặc hướng về phía bên trái hoặc bên phải của chính diện.

Nên cắt theo trình tự từ thân lớn đến cành chính, từ cành lớn đến nhỏ, từ ngoài vào trong.

Đối với một số loài cây như Tùng, Thông … không nên cắt quá mạnh taytrong cùng một lúc, mà phải cắt từng phần, giữ lại một số cành lá trên cây, chờ cho cây sinh chồi mới và phát triển mạnh, mới tiến hành rút ngắn tiếp tục  lần sau, để tránh bị chết cây.

 

Cây có thân hình trụ cao, hình thể không đẹp.Xác định vị trí của vết cắt như sau: vị trí cao  nhất của vết cắt xéo có độ cao bằng 2 lần đường kính thân. Vị trí của mặt cắt thấp bằng đường kính thân. Sau khi cắt, nên bôi thuốc để bảo vệ mặt cắt khỏi hư mục.Nên thực hiện vào đầu mùa cây tăng trưởng, vết thương sẽ mau liền da.

 

Sau một thời gian chồi mới phát triển. chỉ giữ lại một chồi phát triển cao nhất và mạnh nhất để làm ngọn. Diệt tất cả các chồi khác  để tập trung sinh lực cho chồi đỉnh phát triển mạnh, như vậy vết cắt sẽ mau liền da, phần ngọn mới và thân cũ sẽ mau đạt tới kích thước tương hợp.

 

Sau 1-2 năm, phần ngọn đã lớn, có kích thước tương hợp với phần thân bên dưới, mới tiến hành cắt lần thứ 2, theo hướng ngược lại, cũng theo tỉ lệ ½ như trước.

 

Quá trình cắt thân chính được lập lại có thể nhiều lần trong nhiều năm. Trong qua trình này có thể đồng thời giữ lại một số cành cơ bản trong tương lai ở những vị trí thích hợp. Nên lưu ý đến kích thước cuối cùng của cây để tạo ngọn cho phù hợp.

 

Cách cắt tạo thân chính từ một cây lớn có tiềm năng. Chọn kiểu thân nghiêng trên cây thân thẳng có nhiều cành lớn. Bằng cách tận dụng cành lớn để biến thành  thân chính của dáng nghiêng. Đây là cách phổ biến để tạo Bonsai ở các nhà vườn và khai thác trong tự nhiên.

 Cách cắt tạo cây Bonsai có một thân tử cây nhiều thân. Loại bỏ Thân A và B, vết cắt nên sát vào thân chính. Có thể giữ lại một số cành cơ bản cho cây tương lai. Bôi thuốc bảo vệ các vết cắt lớn và nên thực hiện kỹ thuật này vào mùa cây tăng trưởng

                                                                                              ( còn tiếp)

 



Hotline: 0932 067 711
Zalo: 0932 067 711
Facebook messenger
Facebook page