Địa chỉ: 2889 (số cũ 8/2) Quốc Lộ 1A, phường Tân Thới Nhất, Q.12, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: Bán hàng 0932 067 711 - Đào tạo 0903125533 - 0776726773
 

CÁCH CHĂM SÓC CÂY BONSAI HÀNG NGÀY (PHẦN 1)

Ngày đăng: 08/08/2012, 11:23 AM
  Kỹ thuật tạo tác chỉ là một phần trong quá trình nuôi trồng Bonsai. Cây Bonsai cần được chăm sóc thường xuên hàng ngày về nhiều mặt
   Cần quan tâm đúng mức vấn đề này, mới có được một cây Bonsai như sự mong đợi.
 A-ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT
    Hầu hết những cây bonsai được nuôi trồng ở ngoài trời. Chúng sẽ chịu những tác động trực tiếp của thời tiết. Cần phải chăm sóc cẩn thận để tránh những tác động xấu của thời tiết.
   Cây Bonsai được trồng trong chậu, do đó sẽ có nhiều rắc rối nảy sinh, khác hẳn với cây trồng tự nhiên.
   Khi trời quá nắng nóng, chậu sẽ hấp thu nhiệt, làm cho nhiệt độ của chậu cây tăng cao. Cây bị mất nước nhiều, đất trồng bị khô nóng, rễ dễ bị thương tổn, nhất là các rễ non.
   Trời mưa dầm, chậu dễ bị ứ đọng nước lâu, nên nghiêng chậu vào mùa mưa để cho lượng nước mưa thoát đi bớt. Sau mỗi đợt mưa dầm nên kiểm tra chậu, dùng que xoi đất để cho nước không bị ứ lâu trong chậu.
  Không nên đặt cây ở nơi có gió lùa mạnh. Cây sẽ bị xơ xác và mất nước rất nhanh nhất là trong điều kiện trời nắng. Trong điều kiện này ẩm độ của không khí thường thấp, cho nên lá bị thoát hơi nước nhiều hơn.
  Nếu cây được trưng bày trong nhà, không nên đề cây quá lâu, vì cây sẽ thiếu ánh nắng để quang hợp. Tốt nhất, sau 3 - 4  ngày nên đem cây ra ngoài. Phòng trưng bày nên thoáng và nhiều ánh sáng.
  Mỗi loại cây cần một chế độ nắng khác nhau. Người trồng Bonsai cần phải nắm rõ tập tính của các lloại cây, để chọn cho cây một chế độ nắng thích hợp. Ánh nắng là nguồn năng lượng cho sự sống của cây, thông qua hoạt động quang hợp giúp cho cây sinh trưởng và phát triển. Thông thường mỗi cây trong ngày nên có từ 5 -7 giờ nắng.
  
Cây có hoa, quả thường có nhu cầu nắng cao. Những cây có lá mỏng thường không chịu nắng gắt dễ bị cháy lá.
   Nên chọn vị trí có nắng sớm cho cây là tốt nhất. Tránh nắng gay gắt vào giữa trưa. Khi nhiệt độ cao quá giới hạn thì rễ sẽ ngừng hoạt động, hoạt động quang hợp của cây cũng đình trệ.
  Nên thay đổi hướng của chậu cây sau mỗi tháng, để cho các mặt của tán cây nhân được đủ ánh nắng, cây sẽ phát triển đồng đều hơn về mọi phía.
  Thiếu nắng cây sẽ sinh trưởng phát triển kém. Cùng một loại cây, nhưng ở nơi thiếu ánh nắng lá sẽ mỏng, diện tích lá sẽ lớn hơn ( để tăng khả năng hấp thụ ánh sáng) cây dễ nhiễm bệnh. Cây đủ nắng lá sẽ nhỏ hơn, xanh sậm, cứng lá, ít bị bệnh. Những nhánh ở phía đủ nắng sẽ phát triển tốt, dài hơn nhánh bên thiếu nắng.
B. TƯỚI NƯỚC
   Kiểm tra theo dõi sự phát triển của cây mỗi ngày. Tưới nước cho cây khi chậu bị khô, dù cho trời mát, ẩm mà cây thiếu nước vẫn phải tưới cho cây.
   Nên xem xét thật kỹ trường hợp phải tưới ít cho cây. Hoặc khi trời mưa nhỏ, có thể chỉ có một lớp mỏng của đất, trên bề mặt chậu được  ẩm, cây vẫn bị thiếu nước mà không biết.
   Tưới  vào lúc sáng sớm và xế chiều là tốt nhất. Không nên tưới vào lúc đang nắng nóng, cũng như vào lúc trời quá lạnh, cần chú ý tưới như thế nào cho thật tốt. Nếu tưới nhiều nước sẽ làm hại cây vào lúc trời lạnh.
  Cành, thân nếu được tưới quá ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho rêu và nấm mốc phát triển.
  Nếu thời tiết quá nóng nên tưới rộng và đều ra môi trường xung quanh, để nâng cao ẩm độ cho không khí và vườn cây.
  Tưới đều trên các phía của mặt chậu, không nên tưới một phía của chậu cây.
  Nên dùng vòi sen có tia nước nhỏ để tưới là tốt nhất. Tránh tưới một chỗ, bằng vòi có tia lớn sẽ làm xói lở đất.
  Nếu tưới bình thường, trời nắng, mà chậu cây không khô ráo được mặt đất trong 2 -3 ngày. Cần xem kỹ lại chậu cây, có thể cây có vấn đề ở bộ rễ như hư thối, bón phân thừa hay thoát nước kém.
                                                                                     (Còn nữa)


Hotline: 0932 067 711
Zalo: 0932 067 711
Facebook messenger
Facebook page