Địa chỉ: 2889 (số cũ 8/2) Quốc Lộ 1A, phường Tân Thới Nhất, Q.12, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: Bán hàng 0932 067 711 - Đào tạo 0903125533 - 0776726773
 

CÁCH CHĂM SÓC CÂY BONSAI HÀNG NGÀY (PHẦN 2)

Ngày đăng: 08/08/2012, 02:47 PM

C. ĐÔN - KỆ CHO BONSAI
   Độ cao thích hợp để quan sát hợp lý một chậu Bonsai là cây được đặt ở vị trí ngang tầm mắt. Tuy nhiên, nếu đặt ở vị trí này sẽ khó khăn cho việc chăm sóc hàng ngày. Có thể đặt cây ở mức 0.8 - 1m, thì việc chăm sóc dễ dàng hơn và cũng quan sát  được vẻ đẹp của cây.

Đôn có thể đặt rời cho từng cây riêng rẽ với một khoảng cách hợp lý, tạo ra một không gian riêng cho nó, sẽ tạo ấn tượng đẹp. Cũng có thể dùng kệ dài, chắc chắn  cho nhiều chậu cây có kích thước nhỏ và tiết kiệm diện tích.


Đôn kệ nên chắc chắn, đơn giản không quá cầu kỳ, rườm rà, thích hợp cho việc tưới nước. Chịu được mưa nắng.

   Nên đặt cây trên kệ có một khoảng cách hợp lý, để cho cây không bị che sang lẫn nhau và dễ chăm sóc.

   Không nên đặt chậu Bonsai trực tiếp xuống đất. Vì các côn trùng gây hại có thể xâm nhập vào chậu làm hại cho bộ rễ. Hoặc rễ sẽ phát  triển qua lỗ thoát nước, đâm sâu vào đất làm mất sự cân bằng của cây.

  Không nên để chậu trực tiếp trên nền xi măng, vì mùa nắng sẽ rất nóng và khô, làm ảnh hưởng đến sữ phát triển của cây.

   Nếu không có kệ, thì ít nhất cây cũng nên đặt trên vài viên gạch kê cao lên so với mặt đất.

 D. CẮT TỈA

Là công việc phải làm thường xuyên trong việc chăm sóc bonsai. Phần ngọn cây thường phát triển mạnh, nên cắt tỉa để khống chế và có thể thay thế bằng chồi non mới. Các đầu ngọn cành nên khống chế để cành không mọc dài ra phá vỡ bố cục, việc làm này còn tạo điều kiện cho các chồi nách phát triển, tạo ra bộ xương cành kín, dày hơn.

   Nếu không bấm tỉa đầu ngọn cành, tàn cây sẽ vươn dài ra và sẽ ít có cành phụ, nhánh phụ ở bân trong, cấu trúc tàn cây sẽ không đẹp, bị trống trải ở phía bên tron của chân cành.

   Đừng nên cắt cây trở thành một bụi lùm, một tán dù, sẽ không có tính thẩm mỹ, và các cành, lá phía bên trong của tán sẽ bị chết dần vì thiếu ánh sang.

   Cần loại bỏ các chồi vượt ở các vị trí không hợp lý để khỏi có sự cạnh tranh dinh dưỡng với các phần đã xác định cùa cây.

   Nên theo dõi thường xuyên và cắt bỏ những cành nhánh, lá bị sâu bệnh để hạn chế sự lây lan.

   Mỗi loại cây khác nhau có cách cắt tỉa khác nhau:

-          Cây lá nhỏ, lá kim nên tiả ít lần trong năm, chỉ ngắt ngọn khi cây phát triển chồi mới vào mùa tăng trưởng.

-          Cây lá thường xanh, lá lớn, việc cắt tỉa thường xuyên hơn.

-          Cây có hoa trái, nên ít cắt tỉa. Khi cây kết thúc quá trình ra hoa, trái nên cắt bỏ nụ, trái để cây mau hồi phục.

Những cành, nhánh chất nên cắt bỏ. Khi cắt bỏ các phần này, nên cắt tới phần còn sống của cây và bôi thuốc bảo vệ vết cắt.

                                                                                   (còn nữa)



Hotline: 0932 067 711
Zalo: 090 312 5533
Facebook messenger
Facebook page