Địa chỉ: 2889 (số cũ 8/2) Quốc Lộ 1A, phường Tân Thới Nhất, Q.12, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: Bán hàng 0932 067 711 - Đào tạo 0903125533 - 0776726773
 

SÂU BỆNH GÂY HẠI CHO CÂY MAI (PHẦN 2)

Ngày đăng: 24/08/2012, 11:40 AM

B – Bệnh

Bệnh thường phát triển vào mùa mưa , mùa có ẩm độ cao. Đồi với cây mai nên phòng ngừa bệnh là chính, không nên để bệnh xuất hiện rồi mới trị, vì khi bệnh xuất hiện về hình thái ở bên ngoài thì cây đã bị ảnh hưởng về mặt sinh lý rồi. Do đó khi dùng thuốc trị bệnh, cây có thể dừng bệnh, nhưng những hậu quả của bệnh vẫn còn dẫn đến bộ lá dễ rụng sớm.

Bệnh trên cây mai có thể do nhiều nguyên nhân: -

-          Do thiếu dinh dưỡng: cây không đủ dinh dưỡng để phát triển, cây bị mất sức, cho nên sức đề kháng kém, bệnh dễ tấn công vào cây. Bộ lá cây mai thường nhỏ, mỏng, nổi gân, lá vàng.

-          Do thừa dinh dưõng: cây được bón quá thừa dinh dưỡng, cụ thể là đạm. Bón phân mất cân đối dẫn đến lượng đạm trong cây không chuyển hoa hết được, làm cho cây bị ngộ độc, lá sẽ phát trei6n3 lớn và mỏng. Đây là điều kiện lý tưởng cho côn trùng chích hút tấn công và mầm bệnh dễ xâm nhập theo con đường này.

-          Do môi trường không tốt: thiếu ánh sang, rậm rạp, không thong thoáng, ẩm độ cao… cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh phát triển và lây lan dễ dàng.

Một số loại bệnh thường gặp trên cây mai như:

-          Cháy lá :ban đầu lá bị cháy từ chop lá, rồi chúng lan rộng ra theo rìa lá. Những cây phát triển yếu, bộ lá mỏng, bộ rễ hoạt động kém thường bị bệnh này, lá hoạt động kém và khô rụng sớm. Trường hợp bệnh nặng chúng còn làm khô đỉnh cành và cành bị teo tóp dần.

Các loại thuốc phòng trừ như: Coc85, Viroval, Anvil, …


       Lá mai bị cháy rìa lá

     -Thán thư: Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa. Lá bị thối nhũn bắt đầu ở một điểm trên bề mặt, sau đó lan rộng ra thành từng vòng tròn lớn, phần bệnh sẽ bị khô vào lúc trời nắng. Lá sẽ bị khô thủng ở những phần này. Bệnh phát triển, lây lan mạnh nếu điều kiện môi trường nóng và ẩm kéo dài.

Các loại thuốc thường dùng như Vicacben, Coc85, Dithane M45, ……

Lá mai bị bệnh thán thư

-          Bệnh rỉ sắt: trên bề mặt lá có những đốm nâu như rỉ sắt, sau đó lan rộng ra, bệnh này không ảnh hưởng lắm tới sinh lý của cây, nhưng nó làm cho lá quang hợp kém và rụng sớm. Trời nóng và ẩm độ cao bệnh càng phát triển mạnh.

Các loại thuốc thừơng  dùng: Coc85, Anvil, Ridomil…


Lá mai bị bệnh rỉ sắt

-          Bệnh đốm rong: trên lá già thường xuất hiện những đốm vòng tròn như rong rêu bám vào mặt lá. Vườn ít nắng ẩm độ cao, rậm rạp thường xuất hiện bệnh này. Bệnh không làm chết và rụng lá nhưng nó laqm2 giảm khả năng quang hợp của cây.

Bệnh này có thể dùng các loại thuốc gốc đồng là trị được dễ dàng: Bordor, Coc85, …

-          Nấm hồng: thường tấn công trên cành, thân của những  cây bị suy kiệt dinh dưỡng, bị lão hóa, già cỗi. Trên lớp vỏ thân, cành xuất hiện những sợi tơ màu đỏ hồng li ti, sợi nấm tấn công vào mạch nhựa, làm khô và làm nghẽn nhựa dẫn tới cành bị khô, bị chết nhát. Nếu không phát hiện sớm, có thể làm chết cả cây.Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa và tấn công vào cây mai quanh năm nếu môi trường có độ ẩm cao.

Các loại thuốc phòng trị: Đồng đỏ, Validan, Carbenzim, Anvil, Aliette,…


Cây mai bị bệnh nấm hồng

Nhìn chung, đối với bệnh trên cây mai vàng nên phòng ngừa là chính, đừng để cho bệnh xuất hiện ra bên ngoài rồi mới trị, vì lúc này nó đã gây hậu quả và bộ lá sẽ rụng sớm hơn bình thường. Nên định kỳ 10 đến 15 ngày phun phòng ngừa một lần vào đầu mùa mưa.

Lưu ý: vào mùa mư, một số thuốc dễ bị rửa trôi, cho nên trong quá trình phun thuốc cần pha them chất bám dính để giúp cho thuốc bám tốt trên lá, và tăng cường hiệu lực của thuốc.

                                                                  (Hết)





Hotline: 0932 067 711
Zalo: 090 312 5533
Facebook messenger
Facebook page