Địa chỉ: 2889 (số cũ 8/2) Quốc Lộ 1A, phường Tân Thới Nhất, Q.12, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: Bán hàng 0932 067 711 - Đào tạo 0903125533 - 0776726773
 

NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 1)

Ngày đăng: 27/08/2012, 03:23 PM


Bonsai là một tác phẩm nghệ thuật biểu đạt  được vẻ đẹp của tự nhiên thật cô đọng.

Ấn tượng thẩm mỹ của tác phẩm Bonsai tác động vào mỹ cảm người xem, đó là kết quả của sự phối hợp một cách nghệ thuật giữa vẻ đẹp  hình thể của cây cùng với sự hài hòa, ấn tượng về không gian mà nó tạo ra được ở trên chậu.

Giũa Cây – Chậu – Nghệ thuật trình bày có mối quan hệ hữu cơ thật mật thiết, chặt chẽ tạo ra ấn tượng cho tác phẩm. Mỗi một yếu tố đều có giá trị nhất định cùng góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ chung cho tổng thể.

Muốn đạt được điều này, cần phải có những cảm nhận tốt về sự cân xứng, quân bằng (không phải là sự đối xứng) về đường nét, hình khối và sự phối cảnh.

Tất nhiên, cũng cần có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật làm vườn để đảm bảo cho sự sống còn của cây.

Khi tiến hành kiến  tạo một tác phẩm Bonsai, cần chú ý các bước phối hợp như sau:

A-CÂY

Là yếu tố chủ thể quan trọng đầu tiên, cần được chú ý đặc biệt về nhiều mặt một cách chi tiết, cặn kẽ.

Các bộ phận trên cây như: Gốc rễ - thân – cành – tán lá sẽ được phối hợp nhịp nhàng với nhau thật hài hòa, từ đó mới tạo ra phong thái của cây một cách riêng biệt.

Chính những sai biệt nhỏ trong các yếu tố đó sẽ làm cho giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai này khác hẳn với cây kia.

Khi mới bước đầu bắt tay vào kiến tạo một cây Bonsai, để tạo ra được vẻ đẹp của cây một cách hài hòa cần chú ý các vấn đề sau:

  1. Xác định chính diện (mặt tiền của cây)

Đây là điểm mà cây phô diễn cho người thưởng ngoạn cảm nhận hết vẻ đẹp của nó một cách hoàn hảo về nhiều chi tiết.

Mặc dù cây được quan sát ở không gian ba chiều, nhưng thực ra chỉ có một vị trí đẹp nhất để cho cây phô diễn hết vẻ đẹp của gốc rễ, hướng lượn ngoạn mục của thân cùng với sự sắp xếp đẹp mắt của cành nhánh trong không gian cho người xem cảm nhận tốt nhất, đó chính là mặt tiền của cây.

Bước đầu tiên cho công việc tạo tác Bonsai, cần phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Bởi xác định đúng mặt tiền, sẽ giúp cho việc định hình được dáng cơ bản của cây. Như vậy, bố cục của cây sẽ dần được hình thành trong ý tưởng.

Đây là tiền đề của việc thiết kế, để từ đó sẽ xây dựng được bố cục, phong thái của cây một cách thuận lợi và chính xác ở các bước sau này.

Khi bắt tay vào tạo tác một cây Bonsai, cần phải biết phối hợp nhịp nhàng và hài hòa các đường nét của gốc, rễ, thân một cách tối ưu nhất. Làm sao chọn ra được vị trí, mà ở đó rễ và thân có sự dung hợp tốt nhất về đường nét để khoe ra trường nhìn cho việc thưởng ngoạn. Không nên chọn phia\ến diện, hoặc là vẻ đẹp của rễ, hoặc là vẻ đẹp của thân để khoe ra tầm nhìn một cách đơn điệu. Điều này sẽ dẫn tới sự sai lệch bố cục của cây về sau.

Ở bước đầu tiên này nếu không có sự cân nhắc một cách chính xác, thì các bước về sau như chọn cành, tạo phong thái cho cây sẽ bị sai lệch và phiến diện, vẻ đẹp của cây sẽ không bộc lộ rõ rang được.

Thông thường, những người mới bắt đầu đến với Bonsai thường mắc lỗi này. Nên biết rằng nếu không xác định đúng  mặt  tiền của cây, vẫn có thể tạo ra được một cây Bonsai, nhưng bố cục của nó sẽ không hợp lý, nét đẹp của  cây sẽ bị giới hạn đi rất nhiều.

  1. Chọn gốc, rễ

Gốc, rễ là tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất để xác định vẻ đẹp và giá trị của một cây Bonsai.

Bộ rễ là dấu hiệu của tuổi tác, nó tạo ra ấn tượng về thời gian, làm cho cây biểu đạt được tính chất cổ thụ về mặt cảm giác khi quan sát.

Khi chọn cây Bonsai, nên chọn cây có bộ rễ đẹp, phô diễn rõ trong tầm nhìn. Đó là một bộ rễ lan tỏa đểu về các hướng một cách ngẫu nhiên, bất kỳ và không đối xứng. Một bộ rễ có uốn lượn, và tính chất của nó trông thật tự nhiên.

Rễ có thể mọc lan tỏa bất quy tắc, nhưng ổn định, có kích thước tương xứng với gốc cây.

Phần gốc cây nên nở rộng ra trong tầm nhìn. Đây là đặc điểm cơ bản của một cây cổ thụ. Tiêu chuẩn đẹp của Bonsai phải là “Gốc nở, ngọn thuôn”.

Rễ nên lộ ra trên mặt đất vừa đủ để tạo ra cảm giác bám vững chắc vào đất của cây. Không nên phô diễn rễ lên cao trong tầm nhìn một cách thái quá, trông không thật tự nhiên.

Cũng không nên chọn cây có gốc thuôn đều, bộ rễ chôn sâu vào long đất như một rễ cọc. Đây  là hình ảnh của một cây còn non.

Chú ý không nên bố cục những rễ lớn, thô kệch, mọc thẳng vào hướng chánh diện. Các rễ cũng không nên đan cài, bắt chéo nhau trên bề mặt đất, sẽ không có tính thẩm mỹ cao trong nghệ thuật Bonsai.

Các vết sẹo thô, không đẹp mắt cũng không nên bố trí ở phía mặt tiền.

Rễ lan tỏa đều về các hướng trong không gian, bày ra trên mặt đất rõ ràng, bộc lộ được hình ảnh rễ của một cổ thụ. Đây là một bộ rễ đẹp

Trong trường hợp này, bộ rễ phát triển mạnh lệch về một bên của gốc, nhưng vẫn tạo được ấn tượng của một bộ rễ đẹp

Trong hình này, gốc bị teo ở cổ rễ, tạo ra cảm giac không đẹp trong cảm nhận khi quan sát. Đây là bộ gốc rễ xấu trong nghệ thuật Bonsai. không nên chọn cây có bộ gốc như thế này

Rễ bị xoắn, chồng chéo không đẹp mắt. Dây là một trong những lỗi kỹ thuật ở bộ rễ. Nên cắt bỏ những rễ xoắn, hoặc tháo rời chúng ra riêng rẽ.


Bộ rễ cây họ Ficus, có rễ bàng phát triển mạnh mẽ, trải rộng tự nhiên trên mặt đất. Các rễ sinh khí ôm sát vào bộ gốc, tạo nên cấu trúc chung của phần gốc và thân, thật ấn tượng về tính thời gian.

Đó là những bộ rễ đẹp điển hình mà nghệ thuật Bonsai muốn tái hiện.


Bộ rễ của cây Gõ đỏ, các rễ bàng phát triển tự nhiên, mạnh mẽ bám chắc vào bề mặt đất.

Phần thân ở sát gốc có những vè, bạnh phát triển mạnh, tạo ra cấu trúc thân độc đáo, bộc lộ rõ dấu ấn của tuổi tác.

Một bộ gốc, rể điển hình cho tính cổ thụ

                                                                             (còn tiếp)



Hotline: 0932 067 711
Zalo: 090 312 5533
Facebook messenger
Facebook page