NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 2)
Ngày đăng: 12/09/2012, 11:01 AMCHỌN THÂN
Mặc dù thân là yếu tố được xem xét và đánh giá sau bộ rễ, nhưng cấu trúc thân là trung tâm của cái nhìn. Nó thu hút sự chú ý của người xem bằng đường nét, hình dáng thân và màu sắc của vỏ cây.
Trong quá trình chọn lựa thân, nên chú ý hướng lượn đường nét của thân có hài hòa với cấu trúc của bộ rễ hay không? Cần chú ý sự hài hòa của thân và bộ rễ để chọn mặt tiền cho chính xác . Vì việc này sẽ giúp chúng ta xác định được kiểu dáng cuả cây trong tương lai một cách dễ dàng theo dự kiến ban đầu.
Từ dáng thân đã được xác định đó, có thể vạch ra được bố cục của cành nhánh trong không gian một cách cụ thể.
Như vậy, khi chọn đúng phương vị và nét thân của cây trong không gian, nó sẽ giúp cho việc hình thành phong thái của cây một cách dễ dàng thuận lợi.
Khi xác lập kiểu thân cho Bonsai cần lưu ý các tiêu chuẩn:
Cấu trúc thân phải thuôn dần từ gốc tới ngọn, còn gọi là tiêu chuẩn “đầu voi, đuôi chuột”.
Thân có thể thẳng, nghiêng hoặc bất kỳ. Trân thân nên có những đường cong bất quy tắc nhưng thật tự nhiên, không nên tạo ra nét của thân quá nhân tạo trong cái nhìn.
Hình dạng thân có tác động lớn trong vẻ đẹp tổng thể. Một thân đẹp nên có những đường cong lớn và đường cong nhỏ phối hợp với nhau một cách hài hòa.
Giữa đường kính gốc và chiều cao cây nên có một tỉ lệ tương đối hợp lý là 1/6
Tuy nhiên, tỉ lệ này có thể sai khác đi rất nhiều trên từng cây cụ thể. Trên cây có cấu trúc ở phần gốc tương đối lớn thì chiều cao có thể thấp hơn.
Đây chỉ là một tỉ lệ cơ bản về sự hài hòa, mang tính chất tham khảo.
Không nên chọn phần thân cong ở phía dưới thấp, hướng về phía mặt tiền (ưỡn bụng) để cho trong tầm nhìn không có cảm giác tức mắt, khó chịu.
Nên chọn góc độ khác, có thể là phần lõm, hay phẳng của thân cây làm mặt tiền. Nên chọn ở gốc độ mà thân khoe các đường lượn rõ nhất trong tầm nhìn.
Trong hình minh họa thì hướng trước, sau và bên phải đều có thể làm mặt tiền, nhưng hướng trái không được chọn làm mặt tiền.
** NHỮNG KIỂU THÂN BỊ LỖI:
Thân có đường cong như cánh cung.
Đường nét, hình thái cây rất đơn điệu, không tạo được ấn tượng thẩm mỹ trong nghệ thuật của Bonsai.
Thân uốn lượn dích dắc, kiểu dáng của cây bộc lộ tính nhân tạo quá rõ rệt. Ấn tượng về đường nét của thân là phi tự nhiên.
Không nên chọn kiểu thân như thế này để xây dựng một cây Bonsai.
Phần gốc bị teo nhỏ bụng thân to hơn gốc, kiểu chân ếch. Cấu trúc thaq6n không thể hiện được tính chất “đầu voi, đuôi chuột” trong tiêu chuẩn thẩm mỹ của Bonsai.
Đây là kiểu thân xấu không nên chọn.
Thân có hình trụ ống, kích thước của phần gốc và thân tương đối đều nhau. Hình thái thân không bộc lộ được tính chất “gốc nở ngọn thuôn” ở một cây già tuổi, lâu năm.
Cấu trúc thân không đẹp mắt.
Ấn tượng như một cây còn non trẻ.
Chỉ trừ trường hợp cố tình tạo ra kiểu cây bộng thân, cây có thân khô, theo kỹ thuật tạo Jin (đỉnh chết) – Shari (lột vỏ) hay Sabamiki (bộng thân) chú ý nên tránh các vết hư mục, vết cắt hay sẹo xấu ở phía mặt tiền.
Tin khác
- NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 1)
- SÂU BỆNH GÂY HẠI CHO CÂY MAI (PHẦN 2)
- SÂU BỆNH GÂY HẠI CHO CÂY MAI (PHẦN 1)
- TÊN KHOA HỌC CỦA MỘT SỐ LOẠI CÂY THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM BONSAI
- KỸ THUẬT THAY ĐẤT, THAY CHẬU CHO CÂY BONSAI
- CÁCH CHĂM SÓC CÂY BONSAI HÀNG NGÀY (PHẦN 3)
- CÁCH CHĂM SÓC CÂY BONSAI HÀNG NGÀY (PHẦN 2)
- CÁCH CHĂM SÓC CÂY BONSAI HÀNG NGÀY (PHẦN 1)
- Những điều cần biết về cây cảnh
- CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO CÂY MAI