KỸ THUẬT TẠO DÁNG ( PHẦN 1)
Ngày đăng: 23/09/2012, 03:34 PMDỤNG CỤ
Việc tạo dáng cho Bonsai cần có một số dụng cụ chuyên dùng. Trong quá trình tạo tác cũng có một số dụng cụ ít khi được sử dụng, tuy nhiên nếu thiếu các dụng cụ này, cũng gây trở ngại cho công việc cắt tỉa, uốn sửa tạo dáng. Tùy mức độ của công việc mà số loại dụng cụ và kích thước có sự thay đổi.
- Dụng cụ cắt tỉa
- Kéo cắt cành nhỏ: có lò xo trợ lực, tay cầm dài dùng để cắt rễ nhỏ, cành nhỏ và lá.
- Kéo cắt cành có tay cầm: dùng cắt lá, cành nhỏ, chồi non.
- Kéo tỉa: chồi, nụ hoa, lá, chồi non.
- Kéo cắt cành lớn: lưỡi cong, có là xo trợ lục. Dùng để cắt các cành lớn từ 0.5 – 1cm. Nếu cắt cành lớn hơn có loại kéo cắt bằng cả 2 tay, lực tác động lớn hơn.
- Kìm cạp lõm: khi cắt không để lại sẹo lồi, vết sẹo mau liền da. Còn dùng để phá những vết cắt lớn, xù xì trên thân cây. Khi sử dụng nên giữ kìm vuông góc với thân cây.
- Kìm cạp xéo: dùng cắt cành, vết cắt sát với thân cây, vết thương sẽ mau lành. Nên cắt theo chiều dọc của thân cây. Chú ý không nên cắt cành có đường kính lớn hơn chiều dài của lưỡi cắt, sẽ làm gẫy lưỡi kìm cắt.
- Cưa gấp: dùng để cắt những cành mà kéo và kìm cắt không cắt được. Nếu cắt thân lớn, dùng cưa có răng lớn, đường mở răng rộng để dễ dàng thao tác.
- Dao nhíp: dùng cho chiết, ghép, gọt vết cắt va cả cho việc tỉa chồi, nụ, lá.
- Dụng cụ uốn sửa
- Cảo uốn: dùng để uốn cong những thân thẳng, cành lớn.
- Kìm cắt: dùng để cắt dây uốn.
- Kìm mũi bằng: dùng để quấn, gỡ dây.
- Kìm mũi tròn dài: để lột vỏ cây, xé thớ gỗ tạo Jin.
- Bộ mũi đục: có miệng lõm hay phẳng để đục phá các vết cắt.
- Bộ dao móc sẹo cây: gọt các vêt cắt lớn.
- Khoan điện và các loại mũi khoan.
- Dây đồng, nhôm: dùng để uốn cây, kích thước từ 1 – 6mm
- Dụng cụ thay đất
- Liềm: cắt rời bầu rễ ra khỏi chậu nhẹ nhàng.
- Cào: dùng để chải gỡ rễ, loại bớt đất ra khỏi bầu rễ.
- Que xăm: dùng để xăm đất và xoi bớt đất ra khỏi bầu rễ.
- Bay: để lấy đất và nén đất trên chậu.
- Chổi nhỏ: vệ sinh mặt đất chậu.
- Các dụng cụ khác
- Nhíp: dùng nhổ cỏ, bắt sâu, diệt chồi non không đúng vị trí.
- Bàn xoay: để quan sát cây được ở 360o khi uốn sửa.
- Sang: dùng để sang cát, đất qua nhiều cỡ.
- Lưới lót chậu: giữ cho đất không bị thoát ra ngoài.
- Thùng tưới hoặc vòi tưới hoa sen: tưới nước rịn nhỏ.
Đối với người mới bắt đầu không cần thiết phải có đầy đủ các loại dụng cụ trên. Chỉ cần một số dụng cụ cơ bản như: kéo cắt cành lớn, nhỏ, cưa, kìm cạp, kìm cắt dây, bộ mũi đục đủ để cho công việc uốn sửa được thuận lợi.
Cũng nên có một bàn xoay, liềm và que xoi đất cho công việc thay chậu.
** Ngoài các dụng cụ trên, trong công việc tạo dáng cho cây còn cần một số hóa chất để bảo vệ cây và giúp cây phục hồi nhanh chóng.
- Chất bảo vệ vết thương mau hồi phục như: chất tạo màng trong công nghiệp – sơn – keo – nhựa cây – long trắng trứng và cũng có thể là bùn.
- Thuốc bôi rễ: dùng để bôi cho các vết cắt lớn ở rễ, khi đào cây và lúc thay chậu.
- Các loại thuốc kích thích tăng trưởng, vitamin B1 chống sốc cho cây.
( CÒN TIẾP)
Tin khác
- NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 6)
- NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 5)
- NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 4)
- NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 3)
- NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 2)
- NHỮNG QUY ƯỚC THẨM MỸ ĐỂ XÂY DỰNG TÁC PHẨM BONSAI (phần 1)
- SÂU BỆNH GÂY HẠI CHO CÂY MAI (PHẦN 2)
- SÂU BỆNH GÂY HẠI CHO CÂY MAI (PHẦN 1)
- TÊN KHOA HỌC CỦA MỘT SỐ LOẠI CÂY THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM BONSAI
- KỸ THUẬT THAY ĐẤT, THAY CHẬU CHO CÂY BONSAI